Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2009

Tổ ta Từ Đông Thành chuyển vào có hai anh em

Tổ ta Từ Đông Thành chuyển vào có hai anh em. Một ông là cụ Võ Sơn hầu, còn một nhánh nữa thế nào?
Can Tả-Hương cống Phạm Khắc Sinh là con thứ hai của Hương cống Phạm Bá Thiêm (1710-1768). Ðược thụ chức Giảng dụ [Huấn đạo?] nên các đời sau gọi Cống Phạm Bá Thiêm là Can Giảng Dụ. Can Giảng Dụ là con cả can Sinh đồ Phạm Viết Bình (1672-1736).
Ngày xưa, hai vị đi đò dọc qua bến Thanh Ðàm (nay là xã Nam Tân, Nam Ðàn). Qua đây, hai cha con các vị có trò chuyện với nhau về nguồn gốc Tổ tiên. Can Tả chép lại như sau:
Xưa, tiên công ta (tức là cụ Giảng Dụ) đi thuyền với thân sinh qua bến Thanh Ðàm. Cụ nói với cụ Giảng Dụ rằng:
-Tổ ta từ huyện Ðông Thành đến đây hai anh em. Một ông vào ở làng này. Một ông vào ở giáp Thọ Sơn, thôn Ðịa Linh, xã Hoàng Xá tức vị Thủy tổ ta ngày nay.
*
Về nguồn gốc họ Phạm ta-họ Phạm Ðức ngày nay-ở xã Hoàng Xá nay là xã Thanh Long và Thanh Hà (huyện Thanh Chương, Nghệ An) trong bản dịch chữ Hán của mình, ông Phạm Ðức Lệ (1906-1986) viết:
Sách xưa chép: Tổ ta quán ở huyện Ðông Thành. Ðến vùng này có hai anh em. Một ông vào Bích Triều, thôn Ðặng Xá. Một ông vào xã Quảng Xá, thôn Ðịa Linh, giáp Thọ Sơn là ông Thủy tổ ta ngày nay.
Một ông vào ở làng này thì chắc ai cũng hiểu rằng ông anh hoặc ông em Thủy tổ ta-cụ Tổ này đã vào sinh cơ lập nghiệp ở làng Thanh Ðàm này-phải không? Ðến đây, chúng tôi suy nghĩ theo hai hướng:
a) Một ông vào làng Bích Triều thôn Ðặng Xá ấy chính là cụ Tổ đã vào làng Thanh Ðàm. Thế là cụ đã dời từ Nam Ðàn về Thanh Chương? Nếu vậy, tiện nhất, cụ đã theo đường thủy ngược sông Lam lượn qua quãng núi Ðụn, núi Trăm,... qua xã Nam Thượng, Nam Ðàn bây giờ rồi đổ lên bến đò Phuống xã Bích Triều, nay là xã Thanh Bích, Thanh Giang của Thanh Chương (hữu ngạn sông Lam). Hai anh em cụ Tổ bấy giờ chỉ cách nhau dăm sáu ki-lô-mét là cùng mà sao không còn dấu vết gì về một họ Phạm ở Phuống có quan hệ khăng khít với họ Phạm ở xã Quảng Xá ta? E không đúng vì ông Tú Bình (đời 4), ông Cử Thiêm (đời 5) còn nhắc tới cụ lên ở đất Thanh Ðàm (Nam Ðàn) kia mà?
Cho nên nói Sách xưa chép: Một ông vào làng Bích Triều thôn Ðặng Xá sợ rằng mức độ chính xác không cao. Vả lại, xuôi làng Thanh Ðàm (xã Nam Tân) sát bờ sông Lam xưa cũng có thôn Ðặng Xá của xã giáp giới với Nam Tân. Liệu có nhầm lẫn giữa hai thôn trùng tên này khi chép lại không?
b) Chúng tôi nghĩ cụ Tổ này không về Bích Triều, Thanh Chương mà rất tin vào ông Tú Bình là cháu 4 đời phải biết về người anh em của cụ Cố Võ Sơn hầu mình rất rõ, hiểu thật tường tận ngọn ngành mới dám chỉ bảo cho con là ông Cử Thiêm khi qua bến Thanh Ðàm.
Vậy cụ Tổ này sinh cơ lập nghiệp ở làng Thanh Ðàm, xã Nam Tân (xã này bỏ bờ sông dời vào núi có lẽ đầu 1979). Phải chăng cụ là Thủy tổ họ Phạm ở Thanh Ðàm mà hậu duệ là ông đề-lại Phạm Hưng? Hậu duệ cụ Tổ này có thể có một chi họ ở xã Nam Ðông? Nghe nói ở xã này có rất nhiều người mang họ Phạm Viết. Lại có thể là hậu duệ của cụ đã vượt Nam Ðàn qua Ðức Thọ (Hà Tĩnh) để lập nên họ Phạm Khắc bên đó? Hỏi chuyện một ông giáo giòng họ Phạm Khắc này, ông ta nói cụ Phạm Khắc Hòe đã đi đối chiếu gia phả nói rằng cụ Tổ gốc Yên Thành, cũng là cụ Phạm Tướng công.
Thủy tổ tự xưng: “Khắc Trù chính thức là ta!” Vậy đức Tổ Phạm Viết Trù còn có tên là Phạm Khắc Trù? Hậu duệ của Ngài ở đời 6 có Hương cống Phạm Khắc Sinh cùng 5 con trai (đời 7): Phạm Khắc Cảnh, Phạm Khắc Xương, Phạm Khắc Huồng, Phạm Khắc Phong, Phạm Khắc Thông. Biết đâu cụ Tổ lên ở đất Thanh Ðàm cũng mang họ Phạm Viết và Phạm Khắc mà hậu duệ ở Hà Tĩnh đã mang họ Phạm Khắc. Chuyến hành hương ra Yên Thành tìm họ, người đầu tiên cần gặp là nhà giáo hưu trí Phạm Khắc Hiệu gần ngã ba Công Thành mang họ Phạm Khắc-xem ra gần gũi với họ ta?
Ấy là chút lòng gửi lại là gợi cho con cháu tìm hiểu về cội nguồn Tổ tiên. Phải kịch liệt chống mê tín dị đoan và hiểu thật đúng thế nào là duy tâm, thế nào là mê tín dị đoan thì ta mới chống được triệt để.
Chúng tôi không muốn con cháu tin vào điều thần bí vừa kể mà chỉ muốn con cháu biết suy ngẫm, nghiên cứu để có những hiểu biết đúng đắn về những điều bí ẩn đó. Vả lại, phép đồng cốt cũng gặp nhiều sai lầm khi có vong linh bất hảo nhập vào đồng nói vu vơ những điều nhằm thỏa mãn bản ngã cá nhân. Bởi vì bình sinh họ sống đầy dục vọng, ham mê danh lợi chức quyền nên giờ đây họ hay tự xưng là đấng này đấng nọ phán bảo lung tung.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

free counters